Trang

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Rau đắng


Nhiều người dân miền Tây khi nghe âm điệu dân ca từ bài "Còn thương rau đắng mọc sau hè" của Nhạc sĩ Bắc Sơn chắc hẵn không thể quên cánh đồng khô gốc rạ trong mùa nắng hạn. Còn rau đắng đất, mộc mạc như cô gái quê thẹn thùng, khép nép, chỉ "mọc sau hè" hay bên những bờ mương, liếp vườn và dưới chân những gốc rạ khi lúa mùa một vụ mới vừa gặt xong. Những hạt rau đắng đất đã ngủ quên từ mùa nước để chờ khi chân ruộng chớm khô là chợt bừng tỉnh giấc, nẩy mầm vươn lên từ lòng đất.
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Ngày trước, dân quê mình còn nghèo, nhà ở xa chợ, kiếm một cọng rau đã khó, nói chi đến chuyện ăn ngon, ăn sướng. Có lẽ vì vậy mà loài rau đắng ngắt này được chọn làm rau cho những bữa cơm quê! Dần dà, cái vị đắng ấy trở nên ngọt ngào thấm vào miền ký ức của biết bao người khi xa quê đều mang theo một nỗi nhớ da diết từ lời ru của bà, của mẹ:
"À ơi… Canh rau đắng, cá rô đồng
Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa…"
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Từ lâu, rau đắng nấu canh với cá rô đồng là món ăn quen thuộc của mỗi người dân quê trong cái nắng đổ lửa của những ngày sau Tết. Nấu canh rau đắng cũng không cầu kỳ gì, chỉ cần bắc nồi nước thật sôi, cá rô làm sạch bỏ vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho rau đắng vào và nhắc xuống khỏi bếp ngay. Vì nếu để sôi già quá, rau sẽ dai, đắng nghét, mất ngon. Đơn giãn thế thôi trong bữa cơm quê bên chái bếp luôn ấm nồng để mà thương, mà nhớ!
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Có một điều khá đặc biệt là khi kết hợp với món cháo cá lóc, vị đắng của rau giảm đi rất nhiều và còn có hậu ngọt rất đặc trưng. Muốn nấu một nồi cháo cá lóc ăn với rau đắng đất đúng cách cũng khá kỳ công. Cá lóc đồng phải chọn loại từ 1 kg trở lên. Cá được làm sạch, phần đầu, lòng và xương để riêng. Phần thân cá thì lạng lấy thịt phi lê rồi thái từng miếng mõng xấp ra dĩa. Hành lá và tiêu xay nhuyễn rắt lên mặt. Khi nồi cháo bắt đầu nhừ thì cho đầu, lòng và xương cá vào cho ngọt nước, nêm nếm gia vị là dùng được.
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Các bước chuẩn bị đều hoàn tất. Khi ăn, chỉ cần để lớp rau đắng xuống đáy tô trước, rồi trải lớp cá lóc thái lên trên, múc từng vá cháo đang sùng sục trong nồi cho vào.Rau đắng đất gặp cháo nóng chỉ còn vị ngòn ngọt, đăng đắng đậm đà khó tả. Những miếng cá lóc thái mõng vừa chín tới giữ nguyên vị ngọt. Cháo nóng hổi vừa thổi vừa ăn, vị tiêu cay cay hòa với hơi nóng và vị ngọt của cháo, của cá, của rau, cứ tê tê trên đầu lưỡi tạo nên những tiếng hít hà sảng khoái…
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Phải chăng vì trong các thứ ẩm thực, các món ăn có vị đắng thường là kén chọn người thưởng thức, phải những ai quen thuộc, thấu hiểu chúng thì mới cảm thụ được cái ngọt ngào tưởng không thể nào chạm tới được ẩn đằng sau vị đắng kia. Nhưng suy cho cùng, nghiệm ra từ ẩm thực đã có một nhà văn từng nói : "Tình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi "
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Còn đối với rau đắng thường thì những đứa trẻ, khi nghe nhắc đến nồi canh rau đắng là cứ lắc đầu nguầy nguậy, không thèm ăn, vì… đắng quá! Để rồi thời gian qua đi, mỗi con người trên miền quê này lớn lên, quen dần với vị đắng của rau, rồi từ từ cảm nhận được cái vị ngọt của nó! Ai buộc đời mình vì một cọng rau
Ai khôn lớn qua cầu đi hút bóng
Nhìn quãng đồng xa một làn khói trắng
Cũng bâng khuâng nhớ lắm quê mình
Bỗng nghe thèm rau đắng nấu canh...
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào
Nhà thơ Nguyệt Lãng từng có những nỗi nhớ quê, nhớ loài rau đồng nội khó quên trong tâm thức của mình mới có những lời thơ da diết ấy!…
Nhạc sỹ Bắc Sơn hay những người từng sống trên mãnh đất miền Tây thân thương này đã từng biết, từng nhớ và sẽ còn nhớ mãi rau đắng – hương quê ngọt ngào!
…Xin nắng hạ thôi buồn
để mình ngồi nhớ lũy tre xanh
dạo quanh, khung trời kỷ niệm
chợt thèm rau đắng nấu canh…./.
Rau đắng hương quê ngọt ngào Rau đắng hương quê ngọt ngào

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Bò Lá Lot

Bo La Lot (Betel Wrapped Beef)

    1 kg thịt bò 
  • 1 muỗn tỏi bầm
  • 1 muỗn hành tím bầm
  • 1 muỗn bột cari
  • 2 muỗn sả bầm
  • 2 muỗn cafe nước mắm
  • 2 muỗn cafe đường
  • 1 muỗn cafe tiêu
  • 1 muỗn cafe  muối
  • 1 một bó lá lót
  • 3 muỗn đậu phọng ran, dã nát
  • 4 hành lá
cách làm:
lá lót rửa sạch đẽ ráo.
    -một tô lớn, trọng thịt với gia vị trên, đễ 20 phút cho thấm
Thịt Bò Nướng Lá Lốt (Vietnamese Grilled Beef Wrapped in Betel Leaves)
cách gói, đẽ mặt lá lán xuống phía dưới, muốt một muỗn thịt, cuốn từ đầu lá nhọn trước như hình trên. rồi đẻ mặt cấm xuống như trên
.

bo la lot, betel leaf wrapped beef
Vài cách nấu món bò lá lôt. Ở Vietnam, thường nướng với lò than, nhưng nếu sống trong thành phố, hay nước ngoải không có lò than, chúng ta có thẽ nương trong lò oven đẽ lửa trung bình và nhớ đảu cho chính đều và tránh bị cháy lá lốt hay bị khét.
Một cách khác nữa, chúng ta có thẻ nướng trong chảo,  bắt chảo lên, cho chút dầu vô cho nống, đẽ bò lá lốt vào, đẻ mặt nối úp xuống chào, vằn lửa nhỏ lại, một hai phút đảu lần cho chính điều.
xem hình dưới.
bo la lot, betel leaf wrapped beef
món nầy thường ăn với bún, và thêm đậu phọng ran và nước chắm chua ngọt cay. Là món bún thịt nương, với rau thơm và hành lá. có chãi giò thêm càng ngon. xem hình dưới.  Hay bạn có thẽ ăn như nêm nướng gói với bún chắm nước chắm chua ngọt cay.
bo la lot

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Lẩu cá linh bông điên điển


Mỗi năm, khoảng một tháng sau khi nước lên theo mùa, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, bông điên điển trổ đầy cành những cánh hoa vàng rực rỡ, trên những cánh đồng ngút ngàn. Người nông dân thường chống xuồng ba lá đi hái bông điên điển tươi làm dưa, hay nấu cháo với bông... Bông điên điển lặt, rửa sạch, ngâm với giá sống trong nước muối có độ mặn vừa phải, chừng 3 ngày thì chua, thành dưa điên điển, dùng chấm nước kho cá, kho thịt, nấu canh với cá rô.
lẩu cá bông điên điển
Lẩu cá linh với bông điên điển đã mãi thấm nhuần tâm hồn người miền tây chân chất
Mùa điên điển ra bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi dạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì vậy, món canh chua bông điên điển nấu với cá linh được xem là đặc sản của miền Tây Nam Bộ

Nguyên liệu: (4 phần ăn):
500g xương cá chẻm hoặc xương heo.
 300g bông điên điển,
 300g cá linh,
200g lá me non (lá giang),
 gia vị.
Cách làm: Nấu nước dùng: nấu xương với 700ml nước. Cá linh làm sạch. Lá me hoặc lá giang rửa sạch, vò nhẹ. Cho lá me vào nước dùng, nêm gia vị vừa ăn. Nước dùng sôi, cho cá linh, bông điên điển vào. Món này ăn kèm bún.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Cá Cơm Kho Xoài



Cá Cơm Kho Xoài
Nguyên liệu :
300gr cá cơm

- 1 quả xoài xanh

- 2 muỗng cà phê nước mắm

- 2 muỗng cà phê đường

- Tỏi bằm nhuyễn

- 1 muỗng cà phê hành khô

- Dầu ăn, hạt nêm, tiêu, màu điều.
Cách làm :
Cá cơm bỏ đầu, rửa sạch, để ráo, ướp với màu điều, nước mắm, tiêu, hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, dầu ăn và nửa số tỏi, hành khô khoảng 30 phút.

- Xoài xanh gọt vỏ, bằm sợi.
- Phi thơm số tỏi, hành khô còn lại rồi cho một nửa số xoài xanh vào, nêm phần đường còn lại, rim lửa nhỏ, tạo màu hanh vàng cho xoài.
- Cho tiếp cá vào đến khi cá gần cạn nước, cho phần xoài còn lại, nêm ít nước sôi, kho cạn, rắc tiêu, om thêm vài phút.
- Dùng nóng với cơm trắng.


Cá bông lau kho lạt



Cá bông lau kho lạt
Giới thiệu :
Nếu có dịp về miền Tây, bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức một trong những món ngon được chế biến từ bốn “danh ngư” của vùng đất này là: cá hô, cá linh, cá tra và cá bông lau.

Cá bông lau có dáng thon thả, dài đòn và "nước da" mịn, trắng bạc, ánh lên những bông phấn, vì thế nên có tên “bông lau”. Cá bông lau được xem là “đệ nhất đặc sản miền Tây” bởi thịt cá vừa trắng vừa thơm, ngọt, không tanh, lại lành nên không kén người ăn. Cá bông lau có thề chế biến thành nhiều món ngon như kho tộ, nấu canh chua, kho rượu vang, nấu lẩu, kho thơm hay kho nhạt…
Nguyên liệu :
Nguyên liệu:

- Cá bông lau: Chọn cá bông lau tươi khoảng 700gr

- Nước màu dừa: 1 muỗng cà phê

- Hành củ và tỏi bằm nhuyễn: 2 muỗng cà phê

- Nước mắm ngon: 3 muỗng canh

- Bột ngọt: ¼ muỗng cà phê

- Nước dừa tươi: 1 quả

- Dầu ăn: 2 muỗng cà phê

- Hành lá: một ít

- Chanh: 1 quả
Cách làm :



Thực hiện:
- Làm cá: Dùng dao cạo sơ lớp da cá. Lấy hết nội tạng cá ra (để lại bong bóng và ruột cá). Dùng muối chà bụng cá, rửa sạch. Khứa từng lát cá dày khoảng 30cm (chỉ sử dụng phần thân để kho, phần đầu và đuôi dùng nấu canh chua với bong bóng và ruột).
- Ướp cá: với hỗn hợp hành tỏi băm nhuyễn, nước mắm ngon, bột ngọt, dầu ăn và nước màu dừa. Để hai tiếng đồng hồ cho cá thấm.
- Kho cá: Cho nước dừa tươi vào ngập mặt cá (nếu cả nhà đều ăn được ớt thì thêm vài quả ớt chín). Kho trên lửa lớn đến khi nồi cá sôi bùng thì hạ nhỏ lửa, hớt bọt, để sôi liu riu thêm 15 phút là cá chín. Hành lá xắt nhỏ rải đều lên mặt cá.
Trình bày:
Múc cá cùng nước kho ra dĩa sâu lòng. Cho chút nước cốt chanh vào. Rắc thêm chút tiêu, rải vài cọng ngò.
Dọn ăn cùng cơm nóng, rau sống các lọai.
* Mách nhỏ: Nếu không thích ăn quá béo, bạn nên chọn phần thân cá gần đuôi, thịt chắc hơn và ít mỡ. Sử dụng nước màu dừa có bán ở chợ hoặc hàng tạp hóa (nhớ xem nơi sản xuất và hạn dùng) sẽ thơm ngon hơn là màu chế biến từ đường. Nếu thích ăn ngọt hơn, bạn có thể cho thêm chút đường cát, còn không thì nước dừa tươi cũng giúp cá có vị ngọt thanh rất đặc trưng.
Món cá kho lạt “đạt tiêu chuẩn” phải có nước cá sánh vàng óng, khứa cá nâu nhạt lấm tấm màu xanh hành lá xắt nhuyễn và mùi thơm của chanh, tiêu. Món ngon bởi vị cá ngọt béo quyện lẫn vị ngọt thanh của dừa tươi, vị thơm hành lá, chua chua của chanh và một chút mằn mặn của nước mắm ngon.
Dọn cá ra mâm với dĩa rau đắng đất xanh mướt cùng vài cọng vòi voi xanh nhạt, dừa nước trăng trắng, cải trời xanh non, bông điên điển vàng và vài trái ớt hiểm. Chan chút nước cá kho, gắp miếng cá kèm rau sống, và một miếng cơm trắng dẻo, cắn thêm chút ớt, hít hà vì vị ngon ngọt khó tả đang khiến bạn tê cả đầu lưỡi

Cơm thố hải sản


Nguyên liệu
Gạo 150g
Tôm sú 5 con (khoảng 100g)
Mực tươi 100g
Cá viên 50g
Nấm đông cô 20g
Cải ngọt 50g
Cà rốt ¼ củ
Hành tây ½ của nhỏ
Gừng 20g
Tỏi, bột năng, muối, dầu hào, hạt nêm
Bàn tiệc cuối tuần, Tin tức trong ngày, am thuc, món ngon, mực xào, cơm thố, hải sản, món ngon dễ làm, nấm đông cô
Thực hiện
Tôm sú lột vỏ, bỏ đầu chẻ lưng lấy hết gân đen. Mực mua loại mực nang tươi ngon sơ chế thật sạch thái hình bông cúc.
Nấm đông cô ngâm cho mềm, rửa sạch, cắt đôi. Cải ngọt rửa sạch thái khúc dài khoảng 5cm. Cà rốt, hành tây bỏ vỏ thái quân cờ. Gừng tươi thái lát, tỏi bằm nhuyễn
Gạo vo sạch, nấu bằng nước dùng gà trong thố (khi nấu cơm nên cho chút xì dầu để cơm có màu bắt mắt), các loại hải sản chao qua chảo dầu nóng để bớt tanh và có độ bóng khi chế biến.
Cải ngọt xào sơ với tỏi rồi cho hỗn hợp hải sản vào xào chung.
Sau đó, cho chút rượu hoa tiêu, ít nước dùng gà, 5g bột năng và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bài trí hỗn hợp hải sản vừa xào lên trên thố cơm.
Thưởng thức
Trước khi ăn món này bạn nên cho thố cơm đun nóng trên bếp than để cơm vừa nóng, hải sản không bị tanh và tạo thêm lớp cháy mỏng ở đáy thố rất ngon.
Khi thưởng thức bạn nên trộn đều các loại hải sản với cơm và có thể chan thêm chút nước tương dầm ớt để món thêm đậm đà.

Tôm kho thịt kiểu Huế - cay mà ngon


Còn có một tên gọi khác là tôm kho đánh Huế - món ăn này được nhiều người ưa thích bởi vị cay nồng đậm đà đặc trưng của ẩm thực đất Cố Đô.

Nguyên liệu:
300g tôm tươi;
100g thịt ba chỉ;
 Hành lá, tỏi;
 Ớt bột, dầu ăn, nước mắm,
 muối, tiêu đường;
 Ớt sừng tươi.
Cách làm:

Thịt rửa sạch, thái sợi hoặc miếng mỏng, nhỏ rồi ướp với nước mắm, muối, tiêu, đường, để khoảng 30 phút cho ngấm. Đối với món tôm khô đánh, bạn lưu ý nên sử dụng đúng loại mắm tôm Huế để giữ đúng hương vị món ăn.

Tôm rửa sạch, bỏ đầu đuôi. Thông thường khi làm món này, các O Huế sẽ lột vỏ tôm theo kiểu bắc cầu nghĩa là lột vỏ 1 đoạn, chừa lại 1 đoạn. Mình không rõ tại sao nhưng các O giải thích rằng như vậy tôm sẽ đẹp hơn. Ướp tôm với chút đường, mắm tôm, nước mắm.

Hành lá cắt làm đôi, phần đầu trắng cắt khúc đập dập, phần lá xanh cắt nhỏ.
Tỏi bằm nhỏ. Ớt giã dập.

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi bằm vào phi thơm.
Đổ thịt vào xào trên lửa vừa cho thịt săn lại...
... thì bạn thêm tôm vào xào cùng khoảng 3 phút, nêm nước mắm và một ít đường. Cho nước sôi xâm xấp mặt thịt, đun sôi trở lại trong khoảng 5 phút.
Cuối cùng bạn cho tiêu, hành lá, ớt bột và ớt giã dập vào đảo cùng và nêm nếm lại lần cuối rồi tắt bếp.
Lấy tôm thịt ra bát/đĩa, dùng với cơm nóng rất ngon.

Ngoài ra, có một cách biến tấu khác khi nấu món tôm kho đánh này là bạn băm nhỏ thịt, tôm cắt hạt lựu, cách nêm nếm và kho cũng giống như ở trên. Cách nấu như vậy rất hợp dùng làm nước chấm cho các món rau luộc.
Vào những ngày trời lạnh, còn gì ấm áp hơn khi cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm để thưởng thức món ăn này. Vị cay nồng của ớt, đậm đà của mắm tôm như thấm vào từng gắp thức ăn. Bạn hãy thử thực hiện món này để cảm nhận nét tinh tế, độc đáo của ẩm thực đất Cố Đô nhé!
Theo Afamily

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Bún Bò Huê

Bun Bo Hue Recipe

Yield: Serves at least 15 large bowls

bun bo hue

Ingredients:

broth:

32 qt pot
6 lb pork bones
6 lb beef bones
3 lb beef shank
14 qt water








1-2 lbs sliced ham hocks
1/4 cup salt
1/4 cup sugar
3 tbs fine shrimp paste
10-12 stalks of lemongrass, using only the white and green ends, bruise and tie together in bunches
1/4 whole pineapple (fresh if possible)
1 yellow onion, peeled
spice mix:
3/4 cup oil (grapeseed or olive oil)
3 tbs annatto seeds
1 packet of bún bò Huế seasoning
2 tbs minced garlic
2 tbs minced shallot
1/4 cup minced lemongrass
2-3 tbs chile pepper flakes (adjust according to your taste)
3 tbs fine shrimp paste
accompaniments:

bun bo hue noodles, cooked al dente according to directions and drained
precooked pork blood
cha hue or cha lua
sliced cabbage
sliced banana blossom (see this post on how to prepare)
rau ram
bean sprouts
fine shrimp paste

Directions:

clean the bones: In large stock pot, add the pork and beef bones and enough water to cover. Bring to boil and immediately dump out the water and bones in a clean sink, wash the pot and then rinse the bones, placing them back into the pot.
bun bo hue
broth: Add bones, water, beef shank, pork hock, lemongrass, pineapple, onion, shrimp paste, salt, and sugar and bring to boil. With a fine mesh strainer occasionally remove any gunk that rises to the top. Then reduce the heat to lowest setting to simmer. The pork hocks should take about 45 min-1 hr to cook--when the skin is tender, remove and set aside. The 3lbs of beef shank takes roughly 3 hrs to cook. To see if the beef shank is cooked, poke a chopstick into the center, it should slide in with minimal pressure. If there is no blood oozing out, then it's done. Remove and place in water bath to avoid discoloration and set aside until ready to slice.
After removing the hocks and shank, continue to simmer the broth under low heat partially covered for at least another 1 hour (roughly minimum of 4 hours total--but you can simmer longer and overnight even) to get all the sweetness from the marrow bones. At this point, you can remove the bones, pineapple, etc. and strain the broth if you like. Otherwise, you can leave the bones in and scoop around it. Season broth to taste with additional shrimp paste and or salt/sugar.
spice mix: Steep the annatto seed in hot oil until it becomes amber red, and remove from heat and strain and discard seeds. In large saute pan on medium, heat the anatto oil, add garlic, minced lemongrass, minced shallots, and seasoning packet. Saute a few minutes until the mixture becomes fragrant. Remove from heat and mix in fine shrimp paste. Allow to cool and transfer to storage container. This lasts for months.
accompaniments: Slice beef shank thinly, cube pork blood, slice the cha. Prepare the noodles, shred the cabbage and banana blossom, rau ram, etc.
putting it all together: Add the spice mix to the broth according to your level of desired spiciness. You can now season the entire large pot with the spice mix according to your taste, or do what we do, season only the amount of broth you're going to serve and adjusting the level of spiciness to your guest's tastes. Ladle over prepared bowls of noodles and enjoy.
Cooks Notes: If you're making this in the evening, after removing the shank and hock, you can leave the pot on the lowest heat setting to simmer the bones over night. But please use caution and never do this if your pot is too small and broth is close to brim!
Image Detail
Just a few notes on the beef shank and the noodles. The shank is a tough cut because of abundant tendon and sinew, but that’s precisely why it’s good. We like the meat of the shank soft but tendon still chewy so we cook our 3 lb tendon roughly 3 hours. It’s not often found in regular markets so get this at your Asian market. The rice noodles for bún bò Huế is also much thicker, just smaller than your banh canh or udon noodles. It should be cooked al dante, firm and just slightly chewy and not mushy soft. Recently our favorite pot to cook noodles for soups and pasta is the Bialetti 5 qt pasta pot. We love the functionality: it’s nonstick interior, heat resistant handles, and lock lid strainer. But it’s also gorgeous and it has a vaunted spot on our stove next to our cherry red le creuset for everyday use such as making canh. We’re happy to say that the nice folks at Bialetti will be giving away a 5 qt pasta pot to a lucky reader in favorite color (also comes in tourquoise and purple!) To enter:

Canh rau ngót thịt bằm

canh rau ngót thịt bằm


Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn món rau nào để nấu canh cho bữa cơm gia đình ngày hôm nay thì rau ngót sẽ là một gợi ý. Rau ngót rất bổ dưỡng, không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng nữa. Một bát canh rau ngót thịt băm, ngọt rau, ngọt thịt, quả là hấp dẫn!

Chuẩn bị :

Thịt băm: 150g

2 bó rau ngót

Gia vị các loại (muối, tiêu, bột ngọt).

Cách làm :

Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê dầu ăn.

Rau ngót bỏ cọng, nhặt lấy lá, ngọn, rửa sạch, vẩy ráo nước, vò sơ để sau khi nấu, nước canh sẽ ngọt hơn.

Cho 800ml nước vào nồi, đun sôi, cho rau ngót vào, nấu sôi, Cho thịt lợn đã ướp vào, sôi chừng 3 phút, tắt bếp. Không nấu canh quá nhừ, vừa chín mềm ăn sẽ thơm bùi lại không bị mất đi chất dinh dưỡng.

Chúc bạn ngon miệng với món canh rau ngót thịt bằm này nhé !

Trong những năm gần đây, qua việc sưu tầm các tài liệu có liên quan đến món ăn và dược tính của cây bồ ngót (còn gọi là rau ngót, bù ngót), chúng tôi nhận thấy cây bồ ngót ngày càng được đông đảo người dân quan tâm tìm hiểu nhằm vừa làm món ăn khoái khẩu vừa làm thuốc chữa trị một số bệnh.

Canh bổ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn (Khoa Công nghệ sinh học ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM), canh rau bồ ngót ngoài việc làm khoái khẩu còn có tác dụng làm cân bằng thân nhiệt rất tốt. Bạn có thể tham khảo hai loại canh rau bồ ngót dưới đây:

- Bồi bổ cơ thể: Nấu canh rau bồ ngót với giò heo hoặc thịt nạc băm nhuyễn- một tuần dùng hai đến ba lần. Kinh nghiệm cho thấy ăn loại canh này vào buổi cơm chiều là tốt hơn cả.




Canh rau bồ ngót vừa ngon vừa giúp cơ thể khỏi được nhiều bệnh.

- Trị chứng nước tiểu vàng đục và đau vùng thắt lưng: Nấu canh rau bồ ngót với nấm rơm. Mỗi ngày ăn một lần vào buổi cơm chiều. Ăn liên tiếp trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả tốt.

Chữa bệnh

Lá rau bồ ngót tươi từ trước đến nay được người dân dùng làm thuốc điều trị một số bệnh với các cách dùng được mô tả như sau:

- Trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ con: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng để rơ nước này lên lưỡi, lợi, miệng của người bệnh.

- Trị tưa lưỡi cho người lớn: Dùng nước xay rau bồ ngót (20 g rau bồ ngót xay với 300 ml nước; sau đó lọc bỏ bã) uống kết hợp với vitamin 3B. Ngày uống hai lần vitamin 3B (một vào buổi sáng và một vào buổi tối) và một lần uống nước xay rau bồ ngót vào buổi trưa. Kinh nghiệm cho thấy uống trong vài ngày là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể hoặc chấm dứt.

- Chữa sót nhau: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100 ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng.

Để chữa sót nhau, có người còn dùng rau bồ ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi nhau đã ra hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.

Banh Canh Cua


banh canh cua
  • 12 cups of pork stock
  • 2 tablespoons of crab paste in soy bean oil
  • 1 lb of large deveined shrimp
  • 1 lb of premade shrimp balls (optional and found in refrigerated section of Asian grocer)
  • 12-14 cooked crab claws
  • 1 cup of crab meat (fresh or canned), but the more the better :)
  • 1 tablespoon of chopped shallots
  • 1 tablespoon of garlic
  • 1/2 ts salt
  • 1/2 ts pepper
  • tapioca mixture (1 cup water and 2 tbs tapioca flour, mix well)
  • 1 lb of fresh banh canh or 2 packets of cooked banh canh (use tapoica flour version- for chewier texture)
Accompaniments
  • bean sprouts, chopped green onion, chopped cilantro, lime wedges
Heat the stock and in the meantime, in a large pan, heat 1/2 tablespoon of oil and sautee garlic and shallots. Once they begin to brown, add shrimp, crab meat and crab paste in soy bean oil, salt and pepper. Be careful not to break a part the crab meat too much and cook until shrimp is done. Add this mixture to the pork broth/chicken stock.
banh canh
Bring the broth to boil and slowly add a few tbs of tapioca mixture to the broth to thicken. Be patient and don’t add all at once or else it’ll get too thick (if you’re using fresh noodles, you can skip this step–boil the noodles in the broth which will cook the noodles and thicken the broth at the same time). Add the shrimp balls and crab claws at the end since those are already cooked. Make final seasoning adjustments to the broth.
If you have the packages of precooked banh canh, boil water and place banh canh noodles in for about 2 minutes and drain.
banh canh cua
Top with some chopped scallions and cilantro. We just love beans sprouts with our soups so we add that. The consistency of this soup is thicker than most and you can’t see the chunks of crab meat since it sank to the bottom.. but trust us, there was plenty of crab meat. It’s a another great Vietnamese crab noodle soup that you can make along with bun rieu

Bún Rieu Cua


Crab Noodle Soup
bun rieu
  • 12 cóc nước hầm xương,nếu hông co, thì trái dừa xiêm, nước thường
  •  hộp gia vị rua cua
  • 4 trứng
  • 1kg thit bầm
  • 1 mcf nước mấm
  • 1 mcf đường
  • 1 mcf hành tím
  • 1 mcf tieu
  • 2 muỗn tôm khô (ngâm nước ấm)
  • trái cà tomat
  • đầu hủu (halved)
  • 2 muỗng nước cà tomat
  • sả bầm
  • bún
Ngâm tôm khô với nước ấm cho mềm, rồi đập cho nhiễn.  nếu bún khô ngâm nước ấm, trúng lúc nấu nước cho sôi, kh sôi đẽ bún vô luột, vài phút quậy lần cho bún chín điều, khi mểm, rữa với nước lạnh, rồi để ráo trong rỗ.
Bắc lữa, để một muỗn dầu ăn, thêm hành phi cho vàng, đẻ phân nữa hộp gia vi riêu cua vào, một muỗn sả bầm, xào cho thêm khoảng một phút, để nước hầm xương vào, nếu hông có nước hầm xương, đễ một trái nước dừa và mười cup nước thường. nấu cho nước sôi, vặn nhỏ lữa lại.
 Trông khi chờ nồi canh sôi, lấy một tô lớn, lấy nữa hộp gia vị riêu cua, thịt bầm, tôm khô đập nhiễn, tứng gà, nước nấm, tiêu,đường, muối, hành,trộn cho điều.
 Khi nồi nước lèo sôi, lấy muỗn, múc thịt bầm trộn đẻ vào nồi từng muỗn một.  Sao đó để cà tomat vô.  nấu nước lèo cho sôi lại, nếm cho vừa ăn, thêm đường, muối, và bột ngọt cho vừa miệng.
rau muong
Bún riêu cua thường ăn với rau thơm:
  • rau muống lấy cây chẻ
  • kinh giới, tí tô,
  • gía
  • hoa chuối
  • rao thơm khác
  • ngồ rí

bun rieu
Đề bún ra tô, thêm rau, rồi tráng nước lèo, nếu ăn cái thêm chút tương ớt sate, ngon tuyệt.

Canh cua rau nhút

Tên nguyên liệuSố lượngĐơn vị
cua đồng làm sẵn150gr
rau nhút100gr
trứng gà đánh tan1/2quả
gia vị, hạt nêm
rau ngò ( rau mùi)
Món canh cua đồng thơm ngọt thêm vài quả cà muối xổi bữa cơm của gia đình bạn cứ gọi là....trôi tuồn tuột :))
Canh cua rau nhút

Các bước thực hiện


- Rau nhút bỏ phao xốp, rửa sạch, ngắt khúc 5cm, bỏ mắc gút, giữ lại lá non, ngâm nước có pha ít muối. Cho 1 tô nước vào cua, khuấy lên rồi lọc bỏ xác cua, nêm gia vị: ½ muỗng cà phê muối, ít tiêu và trứng gà vào, khuấy đều.
 


- Cho hỗn hợp nước cua vào nồi, đặt lên bếp để lửa thật nhỏ, khi nước sôi để lửa thật nhỏ. Vớt váng cua nổi trên mặt ra tô, cho nồi canh sôi lại và nêm vừa miệng ròi cho rau nhút vào, khi sôi lại tắt bếp. Múc canh ra tô, để váng cua lên mặt, rắc ngò và vài lát ớt lên. Dùng nóng với cơm trắng.

Gỏi bông thiên lý

Nguyên liệu:
- 300gr hoa thiên lý.

- 100g tôm sú.

- 200g lỗ tai heo ngâm chua.

- Ớt, hành tím, nước mắm, đường, 1 trái chanh, tương ớt.

Thực hiện:
Click the image to open in full size.
- Bắc nước sôi, bỏ hoa thiên lý vào trụng nhanh để hoa vẫn còn xanh. Vớt ra rổ, để ráo nước.

- Tôm sú luộc chín, lột vỏ, đầu đầu đuôi.

- Hành tím bào mỏng, ớt xắt lát.

Chế biến nước mắm trộn gỏi: cho 1 muỗng nước mắm + 2 muỗng đường + nước cốt chanh + 1 muỗng tương ớt vào chén, khuấy đều.

- Cho bông thiên lý, tôm, tai heo, hành tím, ớt vào tô trộn đều. Đổ nước mắm vào, dùng đũa trộn đều, nêm lại cho vừa ăn.

Canh hoa thiên lý nấu giò sống:



Nguyên liệu:


Hoa thiên lý

Giò sống




Cách làm:


Hoa thiên lý rửa sạch, bạn chú ý rửa với nhiều nước xem có chú kiến nào đang nấp trong nhụy hoa thì phải chui ra nhé. Nhặt bớt cuống hoa già và những bông hoa úa.


Đun sôi nước, lấy thìa nhỏ xúc giò sống thành từng viên rồi thả vào nối nước. Lúc viên giò sống bạn lưu ý nhúng thìa vào nước hoặc dầu ăn thì thìa sẽ không bị dính. Nước thả giò sống sôi, nêm mắm muối vừa ăn rồi thả hoa thiên lý vào, sôi lại tắt bếp là xong.

Lẩu cá thác lác khổ qua




Bên nồi lẩu cá thác lác bốc khói nghi ngút cùng hương thơm toả ra ngào ngạt, bạn và gia đình sẽ có khoảng thời gian quây quần bên nhau thật tuyệt vời. Và món lẩu này còn rất thích hợp với tiết trời mát mẻ. Món ăn sẽ hoàn thiện hơn nếu được thưởng thức cùng với nước mắm, chanh, ớt.
Nguyên liệu:

Khổ qua 1 trái 150gr, cá thác lác 100gr, một lít nước lã, gia vị, bột nêm, hành, ngò gai, nước mắm chanh, ớt, nấm rơm.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Lau ca thac kho qua
Cách chế biến:

Khổ qua rửa sạch, bóc ruột, cắt theo từng miếng vừa ăn. Nấm rơm rửa qua, để ráo rồi thái đôi. Cá cho vào tô đánh lên cho thật dai. Đun nước sôi lên, bỏ cá vào, chờ khi nước dùng sôi lại bỏ tiếp khổ qua vào. Nêm gia vị, bột nêm vừa dùng. Hành, ngò gai thái nhỏ bỏ vào khi lẩu sôi. Lẩu cá thác lác khổ qua ăn mát, có vị ngọt thanh của cá và khổ qua.

Thưởng thức:

Ăn kèm với bún, nước mắm ớt. Món ăn này rất thích hợp cho những dịp trổ tài cuối tuần. Đây là món ăn dễ làm, mà lại ngon miệng, bổ dưỡng, có tính giải nhiệt cao (vì khổ qua rất mát và cá có nhiều đạm). Món này tuỳ theo khẩu vị mà có thể nêm ít đường để giảm vị đắng của khổ qua. Để món lẩu này được ngon, bạn nên chọn những trái khổ qua tươi, không quá non cũng không quá chín.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Lá cách đậm đà hương quê

Trong các loại rau đồng, lá cách có mùi thơm rất dễ chịu, vị rất đặc trưng. Nhiều món ăn đồng quê như: bánh xèo, lươn um, ếch xáo nước cốt dừa hay chuột xào .v.v... thì không thể thiếu lá cách. Sự kết hợp hài hòa mùi vị trong chế biến làm cho lá cách trở thành món ngon mà bất cứ ai một lần được nếm thử đều khó phai trong ký ức mình về một loại rau chỉ có nơi miền thôn dã...

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Cây cách gắn liền với cuộc sống của người dân Nam bộ với các món ăn được sáng tạo có lẽ ngay từ thời khai hoang, mở đất. Mùa sa mưa, chỉ cần vài ống trúm đặt qua đêm sáng ra cũng bắt được vài chú lươn đồng vàng nghệ. Trong lúc thăm trúm, tiện tay ngắt vài nắm lá cách mọc ven bờ là có ngay món lươn um không chê vào đâu được.

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Ở quê, làm món lươn um lá cách được xem là khá cầu kỳ. Tất nhiên, nguyên liệu để nấu cũng chủ yếu là từ cây nhà lá vườn, trừ đậu phộng và vài món gia vị khác. Bên cái sàn nước hiên sau, những người phụ nữ quê có dịp trỗ tài nấu nướng món ngon cho gia đình mình. Cái vui nhất trong chế biến món này là mỗi người một việc. Người thì lặt rửa lá cách, người xắc sả, người thì tách vỏ đậu phộng rang... Trong cái đầm ấm ấy, không chỉ là việc bếp núc mà còn có chuyện ruộng, chuyện vườn, chuyện con cháu học hành....

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Sau khi các nguyên liệu được làm sạch, người ta ướp lươn với muối, đường, bột ngọt cùng với sả ớt và để chừng nửa giờ cho thấm gia vị. Người ta lót một lớp lá cách xuống đáy nồi rồi mới để lươn vào và phủ thêm một lớp lá cách bên trên. Lúc đó mới cho nước cốt dão vào là xem như hoàn tất khâu chuẩn bị trước khi um lươn.

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Món lươn um lá cách chuẩn bị thì lâu nhưng nấu thì rất mau. Bắt lên bếp cho lửa lớn chừng mười phút là lương đã chín. Lúc này mới cho nước cốt đầu vào và nhắc xuống. Người ta gắp rau trải đều trên dĩa, đặt lươn nằm khoanh bên trên, rồi mới rắc đậu phộng rang đâm sơ lên. Khi ăn, dùng đũa bẻ lươn gãy thành khúc, chấm nước mắm sả ớt pha chút nước cốt dừa, mới đậm đà làm sao!

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Những tháng mưa dầm cũng là lúc người dân quê kiến được nhiều sản vật nhất trên đồng đất của mình, trong đó có loài ếch. Muốn bắt được chúng có rất nhiều cách, nhưng phổ biến nhất vẫn là câu. Đồ nghề câu khá đơn giản, chỉ cần một cây trúc dài làm cần câu vì loài ếch khá nhát. Mồi câu ếch cũng không khó tìm vì đó có thể là 1 khúc cọng môn nước, một con bồ cào hay bất cứ thứ gì có màu sáng để nhử chúng.


Người ta nhẹ nhàng đi men theo bờ kênh tìm những bụi rậm để nhữ mồi. Loài ếch chỉ thích ăn mồi di động nên dễ bị mắc câu. Thịt ếch ngon và bổ dưỡng lại làm được nhiều món. Ở quê khi bắt được nhiều ếch thì thế nào cũng dành một phần làm món ếch xáo nước cốt dừa với lá cách. Mùa mưa, lá cách rất non và mọc bất cứ nơi đâu. Cây càng lớn, càng nhiều cành thì mới cho nhiều lá. Có lẽ vì dễ tìm và mùi vị dễ chịu nên người ta mới nghĩ ra cách chế biến ra nhiều món ăn cho lạ miệng.

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Gia vị cho món ếch xáo dừa cũng gần giống như món lươn um, nhưng có thêm một chút bột nghệ cho có màu dễ bắt mắt vì thịt ếch trắng. Lá cách thì xắc sợi chứ không để nguyên. Sau khi xào thịt ếch với sả và bột nghệ cho săn lại mới đổ nước cốt dão vào. Khi thịt ếch chín mới để lá cách vô cho sôi lại và đổ thêm nước cốt đầu vào là xong. Món ăn này rất lạ miệng và chỉ thấy ở vùng nông thôn miền Tây thường nấu món này.

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Trong ẩm thực Nam bộ dù chế biến cầu kỳ hay đơn giãn như nướng, luộc cũng mang tính đặc trưng là tận dụng những nguyên liệu sẵn có. Khi mùa nước nổi tràn về cùng với mưa dầm, chuột đồng bắt đầu dồn lên các bờ cao, liếp vườn để trú ngụ. Bắt chuột đồng có nhiều cách, nhưng đơn giãn nhất là đặt rập lồng. Muốn bắt chuột cơm thì nhử mồi bằng lúa hột, còn bắt chuột cống nhum thì cho vào bẩy một chú ốc đập dập.


Chiều hôm trước đi đặt thì đến sáng hôm sau phần lớn các rập lồng đều có một chú chuột cơm trong đó. May mắn, thì có một vài chú cống nhum đen thui, mập ú. Ở quê, chuột đồng dù chế biến món gì cũng phải làm sạch mà cách nhanh nhất là thui chúng bằng rơm. Thường thì món thịt chuột người ta hay chiên, nướng chứ ít xào chung với các loại rau củ thông thường, bởi nếu không khéo thịt chuột có mùi tanh. Thế nhưng, đặt biệt xào chung với lá cách thì lại rất hợp, mùi thơm đậm đà, ăn với cơm cũng được mà làm món nhấm đưa cay cũng hết ý!

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Món chuột xào lá cách chế khá biến nhanh. Người ta bằm nhuyễn mình chuột, chừa lại đùi, ướp gia vị cho thấm rồi xào thịt chuột với lửa lớn. Sau khi thịt chuột săn và khô mới cho lá cách xắc sợi vào đảo đều thấy lá cách vừa chín tới là nhắc chão xuống. Món này ăn nóng mới ngon.

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Lá cách ngoài chế biến bằng cách nấu, xào, luộc, thì nó còn là món rau sống trong từng bữa cơm có dĩa rau đồng. Đặc biệt hơn, trong bữa tiệc bánh xèo nếu thiếu lá cách thì xem như mất đi ít nhiều hương vị. Nhà văn Sơn Nam từng nói: "chế biến món ăn là đóng góp thú vị nhứt của miền đồng bằng, luôn luôn thay đổi các món cho mới mẻ, tùy túi tiền của mọi giới, tùy thời tiết…"

Lá cách đậm đà hương quê Lá cách đậm đà hương quê - Đặc sản miền Tây Nam Bộ

Ngẫm lại, lá cách cũng như hàng trăm loại rau đồng mà cha ông ta đã tìm ra và biết cách chế biến chúng thành nhiều món ăn âu cũng là sự sáng tạo kỳ công trên bước đường chinh phục vùng đất mới. Đến hôm nay, bao thế hệ con người đã đi qua vùng đất này tiếp tục tìm tòi, sáng tạo và nâng cấp các món ăn từ thời khẩn hoang thành đặc sản hiếm có. Và, lá cách chắc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Gọi là lá cách, nhưng nó vẫn luôn luôn gần gũi với cuộc sống đời thường, mà bất cứ ai từng ở thôn quê giờ có đi đâu, cứ vào mùa mưa sẽ không khỏi bâng khuâng nhớ về cái mùi lá cách - cái mùi hương dịu ngọt – thật đậm đà hương quê!

Lá cách nấu canh thịt gà


 

PNO - Cách là loài cây hoang dại dễ trồng. Chỉ cần chặt nhánh già cắm nơi bờ mương, bờ vườn chỗ đất ẩm thì cây cách sẽ phát triển tốt.



Lá cách
Trái cách chín có màu đen hấp dẫn các loài chim (nhất là chim trao trảo). Đây cũng là điều kiện để phát triển, nhân giống cây này trong tự nhiên…Theo đông y, lá cách có vị ngọt, thơm, có tác dụng làm mát gan. Trong dân gian, lá cách non được xem là loại rau sạch không thể thiếu khi ăn rau sống hay gỏi cuốn …Chính vị ngòn ngọt, nồng nồng của lá cách làm tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn như: ếch, lươn, bò…xào lá cách, nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Nhưng ngon nhất vẫn là món lá cách nấu canh thịt gà.
Gà ta trọng lượng khoảng 1kg - 1,5 kg làm sạch, để ráo, chặt miếng vừa. Ướp gia vị (muối, bột nêm, sả bằm nhuyễn) chừng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp phi tỏi thơm, cho thịt gà vào xào săn, trút thịt gà ra tô. Tiếp đến, cho nước lọc vào nồi nấu sôi rồi mới trút gà đã xào vào, ninh tới khi thịt gà mềm. Nêm nước mắm và bột nêm…vừa ăn.
Lá cách lựa lá không non cũng không quá già, rửa sạch, cắt thật nhuyễn để sẵn vào tô. Khi ăn chỉ cần múc nước canh nóng đổ lên trên lá, là đã có một tô canh lá cách thịt gà.


Lá cách nấu canh thịt gà
Nếu thích ăn chua, bạn nên chuẩn bị sẵn một chén giấm với sả ớt băm nhuyễn. Trước khi ăn, rưới đều lên tô canh, chua ít hay nhiều tùy theo khẩu vị. Món này ăn nóng mới ngon và thịt gà phải chấm nước mắm ngon nguyên chất có thêm sả ớt…

Sò huyết nướng


Nguyên liệu:

Sò huyết

Dấm, đường, nước tương, nước mắm, dầu mè, dầu hào, hành lá, ớt đỏ, tỏi, gừng.

Cách làm:


Sò huyết ngâm với nước có hòa chút muối cho nhả hết cát. Chà vỏ thật sạch.

Cho sò vào nồi hấp hoặc nướng sơ thật nhanh để sò hơi mở miệng, không nên hấp lâu sò chín hẳn lúc nướng sẽ bị ngót và dai.

Dùng dao tách bỏ 1 nửa vỏ sò bỏ đi, dùng mũi dao nạo hết phần thịt sang 1 bên, tách khéo để giữ phần thịt sò còn dính ở nửa vỏ còn lại.


Làm nước xốt: Lấy một cái bát cho nước mắm, nước tương, dầu hào, chút dấm, đường, dầu mè vào. Hành lá, ớt đỏ, gừng tỏi băm nhỏ cho vào cùng. Hòa đều hỗn hợp cho tan hết.



Dùng thìa tưới nước xốt này lên trên từng con sò. Đặt sò vào khay, cho vào lò nướng 3 phút.


Sắp ra đĩa dùng nóng. Nhâm nhi thêm chén rượu sake nữa thì càng tuyệt hơn