Không nấu
lươn như cách người đồng bằng vẫn làm, vùng Đồng Tháp Mười đem con lươn nấu với
trứng kiến tạo nên một món ngon lạ, mang đến cảm giác thú vị cho người thưởng
thức.
Lươn đồng vào mùa con nào
cũng mập tròn, da căng bóng mẩy. Người đồng bằng chế biến lươn với đủ cách và đã
đem lại tiếng tăm cho món um, lươn xào lăn, dồi lươn, lươn nướng nồi đất, lẩu
lươn… Món nào cũng làm tốn cơm của mấy bà nội trợ, hao rượu của dân chai lọ. Thế
nhưng, ở vùng Đồng Tháp Mười, còn một món lạ đó là canh chua lươn trứng
kiến.
Nói về món ăn này, người
ta thêu dệt rằng trước đây, cứ vào mùa lũ, lươn cá đầy đồng, chất đạm không
thiếu nhưng rau cỏ ngày càng hiếm. Nấu canh chua lươn có vài cọng rau muống đã
quý rồi, tìm được ít lá me non dằn cho nồi canh chua ra nét nhưng vẫn còn thiếu.
Trong khi loay hoay tìm thêm chất chua bổ sung thì mấy tổ kiến vàng trên mấy cây
xoài, gốc mận trong vườn bày ra trước mắt gợi ý cho một món ăn mới ra
đời.
Tìm tổ kiến để nấu canh chua phải chú ý, tổ kiến sau khi kết xong sẽ có lớp màng trắng liên kết các lá với nhau, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì bên trong tổ kiến chúa đã đẻ được khá nhiều trứng rồi. Lá cây làm tổ còn tươi mới xanh đậm, lúc này trứng kiến còn mới mọng sữa căng tròn, như vậy trứng mới ngon không lẫn nhiều kiến con đã nở. Mỗi nồi canh chua lươn bốn người ăn dùng hai tổ kiến vàng là dư dả. Tổ trứng kiến vừa thọc mang về để chỗ nắng, kiến không ưa nắng nên trong chốc lát chạy biến chỉ còn để lại đám trứng nhỏ như hạt gạo trắng ngà.
Tìm tổ kiến để nấu canh chua phải chú ý, tổ kiến sau khi kết xong sẽ có lớp màng trắng liên kết các lá với nhau, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì bên trong tổ kiến chúa đã đẻ được khá nhiều trứng rồi. Lá cây làm tổ còn tươi mới xanh đậm, lúc này trứng kiến còn mới mọng sữa căng tròn, như vậy trứng mới ngon không lẫn nhiều kiến con đã nở. Mỗi nồi canh chua lươn bốn người ăn dùng hai tổ kiến vàng là dư dả. Tổ trứng kiến vừa thọc mang về để chỗ nắng, kiến không ưa nắng nên trong chốc lát chạy biến chỉ còn để lại đám trứng nhỏ như hạt gạo trắng ngà.
Lươn lựa con cỡ nửa cườm
tay làm sạch. Đợi nước sôi cho nguyên con vào nồi nấu vài dạo, trút rau muống
vào, thêm lá me non, nêm mắm muối cho vừa ăn, bắc nồi khỏi bếp. Lựa đám trứng
kiến bị giập, bóp nát cho ra sữa rồi cho vào nồi cùng lúc với đám trứng nguyên.
Gặp nóng, từng cái trứng se mặt rồi căng phồng lên, nước canh hơi đục màu trắng
của sữa từ trứng kiến được bóp nát cũng bắt đầu dậy mùi.
Múc muỗng canh nóng hổi có nhúm trứng kiến húp từ từ, những
cái trứng nhỏ xíu như hạt gạo lạo xạo trong lưỡi thật thú vị. Trứng vỡ lụp bụp
mùi thơm, vị béo bùi, vị chua hăng của trứng kiến hoà với vị chua của lá me non,
vị ngọt thịt lươn làm thành một hương vị độc đáo, hoang sơ dân dã, mà vẫn thanh
nhã nhẹ nhàng.
Lươn đồng nấu trứng kiến mang đến cho người ăn một
cảm giác thú vị.
Ăn canh chua lươn trứng
kiến phải thong dong thì mới thấy hết hương vị của món ăn, mới thấy sự tài tình
khéo léo của người xưa biết tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét